Áo thun không chỉ là TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY, mà tại các Công ty, các Doanh nghiệp, ÁO THUN CÒN TRỞ THÀNH ĐỒNG PHỤC ĐI LÀM, tạo nên nét văn hóa trang phục thanh lịch nơi công sở.
Áo thun được xem là trang phục phổ biến mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Không những vậy, một số Công ty, Doanh nghiệp chọn áo thun là đồng phục thường ngày tại nơi làm việc cho nhân viên của mình.
Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta đều biết về LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CHIẾC ÁO THUN.
Áo thun còn được gọi là áo phông, hay trong tiếng anh là T-Shirt, là một trang phục phổ biến dành cho cả nam và nữ.
Áo thun có nguồn gốc từ chiếc áo lót của nam giới vào những năm của thế kỷ 19. Tại thời điểm đó, trang phục của người đàn ông thường được kết hợp một chếc áo lót bên trong và một chiếc áo sơ mi bên ngoài.
Cũng trong giai đoạn này, áo thun được sử dụng rộng rãi bởi những người thợ mỏ làm công việc bốc vác nặng nhọc, hay những người thường xuyên hoạt động mạnh ở những môi trường nóng nực, hay ngoài trời. Bởi khi mặc áo thun sẽ GIÚP HỌ CẢM THẤY THOẢI MÁI, THOÁNG MÁT HƠN.
Vào những năm 1898, áo thun được xuất hiện và phổ biến ở, khi cuộc chiến giữa Hoa Kì và Tây Ban Nha đang xảy ra. Khi đó, trang phục của người lính Hải Quân Mỹ luôn đi kèm với một chiếc áo thun, đóng vai trò như một chiếc áo lót bên trong bộ đồng phục.
Theo thời gian, áo thun dần trở nên phổ biến hơn đối với quân đội Mỹ, khi nó chính thức trở thành một trang phục không thể thiếu của các thủy thủ và thủy quân lục chiến.
Năm 1942, có thể nói là dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của chiếc áo thun với sự độc lập như ngày hôm nay. Bởi trước đó, áo thun chỉ được xem như một trang phục giúp thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thoải mái cho người mặc, và làm giảm nhiệt độ cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt.
Ngày 13/07/1942, tạp chí Life xuất bản ấn phẩm với trang bìa xuất hiện một người lính Mỹ mặc trang phục với một chiếc áo thun đơn giản cùng với chiếc quần tây ống đứng.
Và đó cũng chính là cột mốc đưa chiếc áo thun trở thành MỘT ITEM THỜI TRANG NĂNG ĐỘNG, ĐẦY CÁ TÍNH, VÀ ĐỘC LẬP, chứ không còn là “áo lót” gắn liền với hình ảnh của người lính, hay của một bộ phận công nhân nữa.
Sau khi chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, áo thun đã có sự “bức phá” ngoại mục, khẳng định “ngôi vị” thời trang được nhiều tầng lớp yêu thích như ngày hôm nay.
Nhờ sự tiện lợi cũng như dễ phối hợp đồ, mang đến sự năng động và thoải mái cho người mặc, lại hợp thời trang, áo thun đã nhanh chóng phổ biến rộng rãi trong cộng động, và được người dân đón nhận nhiệt tình, XEM NÓ NHƯ TRANG PHỤC THƯỜNG NHẬT.
Từ những ưu điểm như không kén dáng người mặc, dễ dàng giặt giũ, giá thành phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng, áo thun doanh nghiệp đã nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm quan trọng trong ngành thời trang may mặc trên toàn thế giới và được sản xuất với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau như áo thun tay dài, áo thun cổ bẻ, áo thun cổ tim (cổ áo hình chữ V), áo thun cổ thuyền, áo thun tay raglan và rất nhiều kiểu áo thun khác nữa.
Bên cạnh đó, các loại vải dành cho áo thun doanh nghiệp luôn được chú trọng. Trong đó, những loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Ưu điểm của loại vải này chính là mang lại sự mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thoải mái và thoáng mát cho người mặc.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này chính là chất vải khô, độ co giãn kém, giá thành cao, và dễ nhăn, thường co rút nhiều sau lần giặt đầu tiên.
Với thành phần vải là 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.
Ưu điểm của loại vải này có độ hút ẩm khá tốt, form vải cứng cáp, ít bị nhăn, ít bị co rút sau lần giặt đầu tiên, cũng như có độ bền cao và giá thành thấp.
Nhược điểm của loại vải này thường mang lại cảm giác thoáng mát kém hơn vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.
Với thành phần vải bao gồm 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.
Ưu điểm của loại vải này là có độ bền cao, hầu như không bị nhăn, dễ giặt, và không bị co rút vải, đặc biệt là giá thành khá thấp.
Tuy nhiên, vải mặc khá nóng, khả năng thấm hút mồ hôi kém.
Có thành phần vài là 100% là sợ PE.
Ưu điểm của loại vải này có form cứng cáp, không nhăn, độ bền rất cao, dễ giặt tẩy, và GIÁ THÀNH THẤP NHẤT TRONG 4 LOẠI VẢI TRÊN.
Nhưng nhược điểm của loại vải này chính là không thấm hút mồ hôi nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.
Dưới đây là các mẫu đồng phục áo thun doanh nghiệp cực chất, hợp thời trang cho Doanh nghiệp chỉ có tại May Kim Vàng - Công Ty May Đồng Phục Tại TPHCM.
Dựa trên xu hướng và gu thời trang năm nay, việc mặc và phối áo thun theo nhu cầu đã và đang rất được các Công ty, Doanh nghiệp quan tâm.
Các mẫu ĐỒNG PHỤC ÁO THUN PHẢI HỢP TIÊU CHUẨN, MÀU SẮC PHẢI TRANG NHÃ HỢP THỊ HIẾU, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc quảng bá hình ảnh cho Doanh nghiệp.
Hiện tại, May Kim Vàng đang thực hiện thiết kế để cho ra nhiều sản phẩm với chất lượng tốt cũng như cao cấp nhất đồng thời cũng mang đến cho Doanh nghiệp, Công ty với mức giá vừa phải và hợp với túi tiền.
Ngoài ra, vệc thiết kế cũng dựa trên các quy chuẩn chung và nhất định cho từng mẫu áo, cách chọn size áo phù hợp với từng đối tượng nam, nữ.
Dưới đây là những mẫu thiết kế áo thun theo xu hướng năm nay đồng thời đánh vào tiêu chí đảm bảo chất lượng cho người mặc:
-- Xem thêm bài viết:Tác giả bài viết: Đồng Phục Kim Vàng