Vải là nguyên liệu để tạo nên những bộ trang phục, đồng phục, chính vì vậy, chất liệu vải có tốt thì sản phẩm tạo ra mới có giá trị cao và chất lượng tốt. Khi đặt may đồ hay mua đồ, bạn chắc chắn phải biết cách phân biệt vải tốt, vải thường và nhận biết được các loại vải thông thường.
Vải thun hay còn gọi là vải cotton, được làm từ sợi bông thiên nhiên với đặc tính hút ẩm tốt, giảm nhiệt làm mát cơ thể, có độ thoáng mát tốt. Chính vì vậy, những chất liệu thun cao cấp thường có giá thành cao.
Thành phần: 100% cotton
Ưu điểm: Thấm hút mồ hôi tốt, có khả năng co giãn, mình vải mềm mại
Nhược điểm: Giá thành cao, do vải mềm nên khi may áo có dạng cổ đứng sẽ không đẹp.
Cách phân biệt: Khi đốt 1 mảnh vải thun 100% cotton, vải sẽ cháy rất nhanh có mùi như mùi giấy cháy và cháy ra thành tàn tro. Nếu đốt 1 mép vải thì mép vải nơi bị đốt không bị cong lạI.
Thành phần: Đây là loại vải pha có 65% cotton và 35% nilon.
Ưu điểm: Loại vải này không thấm hút mồ hôi tốt bằng vải 100% cotton nhưng tốt hơn vải PE. Vải có giá thành rẻ, tương đối mềm, ít bị nhăn nhúm sau khi giặt.
Nhược điểm: Vải mỏng và không mát bằng vải cotton 100%.
Cách phân biệt: Khi đốt vải thun 65/35 sẽ cháy nhanh tạo ra tàn than bị vón thành cục nhỏ, mép vải bị cong vài 1 chút.
Thành phần: Đây là loại vải pha có 35% cotton và 65% nilon.
Ưu điểm: Đây là chất liệu vải trung bình, vẫn còn độ mềm của cotton nhưng có thêm độ đứng vải của polyester nên thích hợp may những loại áo thun có cổ.
Nhược điểm: Vải khá nóng
Cách phân biệt: Khi đốt cháy khá yếu, tro vón thành những cục lớn.
Thành phần: 100% nilon
Cách phân biệt: Vải PE thường khó cháy, khi đốt vải bị cong lại.
Ưu điểm: Giá thành rẻ, mình vải cứng, không bị nhăn nhúm sau khi giặt nên thích hợp với may cổ trụ, hình ảnh, logo in trên loại vải này rất sắc nét. Nhược điểm: Vải rất nóng, không thấm hút mồ hôi và thoáng mát, mình vải không đẹp và nhanh bị xù lông.
Đây là phương pháp bạn có thể áp dụng khi đi mua quần áo, còn phương pháp đốt vải là phương pháp cho những ai chọn vải để đặt may trang phục. Bằng phương pháp trực quan, bạn có thể phân biệt được vải thun và vải PE như sau:
✪ Vải thun: Khi cầm vào mình vải có cảm giác mềm mịn, mát tay, mặt vải không láng bóng và có xù lông nhẹ. Khi lấy 1 sợi kéo dãn đứt thì sợ khá dai và phần đầu bị đứt không gọn. Vò nhẹ mình vải sẽ có những nếp nhăn nhỏ.
✪ Vải PE: Mặt vải bóng láng, sờ có cảm giác cứng và vò nhẹ sẽ không bị nhăn.
✪ Vải thun: Có khả năng thấm hút nước tốt, khi nhỏ nước nên mình vải nước sẽ nhanh chóng thấm vào và lan rộng trên bề mặt.
✪ Vải PE: Vải có thành phần polyester càng nhiều thì khả năng thấm hút nước càng thấp, nước không dễ dàng lan ra bề mặt.
Để phân biệt các loại vải sợi, bạn tháo ra 1 vài sợi vải ngang và dọc rồi đem đốt, sau đó quan sát hiện tượng để phân biệt từng loại:
✪ Vải sợi bông: Đây là loại sợi cháy rất nhanh, khi cháy có mùi như mùi giấy, ngọn lửa vàng và tro có màu xám đậm tan ra.
✪ Tơ tằm: Khi đốt sợi tơ tằm có mùi khét như đốt tóc, tốc độ cháy chậm hơn sợi bông và cho ra tàn tro vón thành cục nhỏ, nếu dùng tay bóp nhẹ thì tro tan ra.
✪ Len lông cừu: Cháy không nhanh, có mùi khét như tóc cháy và có khói tạo thành những bọt phồng phồng, sau đó vón cục lại thành những cục màu đen óng giòn, dễ bóp tan.
✪ Sợi visco: Bắt cháy nhanh, khi cháy có ngọn lửa màu vàng, có mùi giấy đốt và tạo ra ít tro, tro có màu sẫm.
✪ Sợi axetat: Bắt cháy chậm, không bốc cháy và cháy thành những giọt dẻo màu nâu đậm, sau đó vón cục màu đen, dễ bóp nát.
✪ Sợi nylon: Khi đốt không cháy thành ngọn lửa mà vón thành những sợi giọt màu trắng, sau đó vón thành những cục đen, khó bóp nát.
Trên đây là những cách để phân biệt các loại vải thông thường. Hi vọng với đây sẽ là những kiến thức bổ ích cho bạn.
Tác giả bài viết: Đồng Phục Kim Vàng
Nguồn tin: dongphuckimvang.vn